Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Những bức ảnh chưa từng công bố về thảm sát Mỹ Lai


Những bức ảnh chưa từng công bố về thảm sát Mỹ Lai

Cựu phóng viên Ronald Haeberle, người chụp những hình ảnh chấn động thế giới về vụ giết hại thường dân Mỹ Lai, vừa gửi VnExpress những bức hình chưa từng công bố về thảm kịch. 

43 năm trước, ngày 16/3/1968, Ronald Haeberle theo chân lính Mỹ vào làng Mỹ Lai ở Sơn Mỹ, Quảng Ngãi với tư cách là phóng viên chiến trường. Tại đây, lính Mỹ đã sát hại 504 thường dân, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người già. Cuộc bắn giết, đốt nhà diễn ra trong 4 tiếng đồng hồ ám ảnh day dứt ông cả một đời.
Một năm sau sự kiện này, ông quyết định công bố bộ ảnh vụ thảm sát trên tạp chí Life, lần đầu tiên đưa sự việc ra công luận thế giới. "Một khi sự thật lịch sử mất đi thì tính nhân văn không còn", tác giả bộ ảnh nói về quyết định công bố bộ ảnh độc quyền.
Trong số những hình ảnh ông chụp ở làng Sơn Mỹ ngày định mệnh đó, có một số tấm chưa từng được công bố với thế giới. Giờ đây ông quyết định giới thiệu chúng qua VnExpress, nhân lần đầu trở lại Việt Nam với tư cách là nhân chứng của bi kịch lịch sử Mỹ Lai. Các ảnh dưới đây đều chụp lại từ ảnh gốc.
Trong bức ảnh này, người anh che đạn cho đứa em trườn trên bờ ruộng. Ronald Haerle chụp trong buổi sáng xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai. Sau 43 năm, bức ảnh này vẫn còn gây tranh cãi, chưa thể xác định được danh tính của hai đứa bé trong bức ảnh. Tuy nhiên, ông Trần Văn Đức, hiện là Việt kiều ở Đức, tự nhận mình là nhân vật trong ảnh. Trên đây là bức ảnh gốc, phía bên bìa phải của ảnh là cánh tay của một lính Mỹ. Bức hình công bố trên tạp chí Life năm 1969 đã được cắt cúp lại bố cục, bỏ đi cánh tay này.
Trong bức ảnh này, người anh che đạn cho đứa em trườn trên bờ ruộng. Ronald Haerle chụp trong buổi sáng xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai.
Sau 43 năm, bức ảnh này vẫn còn gây tranh cãi, chưa thể xác định được danh tính của hai đứa bé trong bức ảnh. Tuy nhiên, ông Trần Văn Đức, hiện là Việt kiều ở Đức, tự nhận mình là nhân vật trong ảnh. Trên đây là bức ảnh gốc, phía bên bìa phải của ảnh là cánh tay của một lính Mỹ.
Bức hình công bố trên tạp chí Life năm 1969 đã được cắt cúp lại bố cục, bỏ đi cánh tay này.
Lính Mỹ đang lôi một cụ già trốn trong nhà ra trước sân, để chuẩn bị cho cuộc thảm sát.
Lính Mỹ đang lôi một cụ già trốn trong nhà ra trước sân.
Một nhóm gồm nhiều phụ nữ, trẻ em bị tập trung lại một chỗ.
Một nhóm gồm nhiều phụ nữ, trẻ em bị tập trung lại một chỗ.
Một em bé ngồi trước mũi súng của các binh lính trước khi vụ giết hại xảy ra.
Một em bé ngồi trước mũi súng của các binh lính trước khi vụ giết hại xảy ra.
Binh lính tra khảo dân làng trước khi giết họ.
Binh lính tra khảo dân làng.
Một người lính cầm lựu đạn chuẩn bị ném xuống căn hầm ẩn nấp của dân làng Sơn Mỹ trong sáng 16/3/1968.
Một người lính cầm lựu đạn chuẩn bị ném xuống căn hầm ẩn nấp của dân làng Sơn Mỹ trong sáng 16/3/1968.
Ngoài giết hại người, gia súc, gia cầm, lính Mỹ còn mang lương thực của dân làng đổ xuống mương.
Ngoài giết hại người, gia súc, gia cầm, lính Mỹ còn mang lương thực của dân làng đổ xuống mương.
Một cụ già và hai cháu nhỏ trước những mũi súng của binh lính.
Một cụ già và hai cháu nhỏ trước những mũi súng của binh lính.
Lính Mỹ vũ trang tràn vào làng vào buổi sáng định mệnh.
Lính Mỹ vũ trang tràn vào làng vào buổi sáng định mệnh.
Chiếc máy ảnh cơ cũ kỹ của phóng viên chiến trường Ronald Haeberle cách đây 43 năm đã ghi lại bộ ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai. Lần này sang Việt Nam thăm lại hiện trường xưa, ông vẫn mang theo chiếc máy ảnh này. Ảnh: Trí Tín
Chiếc máy ảnh cơ cũ kỹ của phóng viên chiến trường Ronald Haeberle cách đây 43 năm đã ghi lại bộ ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai. Lần này sang Việt Nam thăm lại hiện trường xưa, ông vẫn mang theo chiếc máy ảnh này. Ảnh: Trí Tín

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét